Mã Ngành Kinh Doanh Đồ Nội Thất Tương Tự Gồm Những Hoạt Động Nào?

Tham khảo chi tiết mã ngành nghề, điều kiện thành lập công ty kinh doanh đồ nội thất và hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh nội thất trong bài viết này, có đầy đủ file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.

Bạn đang xem: Mã ngành kinh doanh đồ nội thất


Để được buôn bán đồ nội thất, doanh nghiệp cần đăng ký các mã ngành nghề trong bảng sau:

STT

Bảng mã ngành nghề kinh doanh đồ nội thất

1

4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự.

2

4753 - Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh.

3

4759 - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.

4

4784 - Bán lẻ thiết bị gia đình khác lưu động hoặc tại chợ.

Chi tiết: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu lưu động hoặc tại chợ.

5

4791 - Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.

6

4330 - Hoàn thiện công trình xây dựng.

Chi tiết: Lắp đặt đồ nội thất.

7

7410 - Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội thất.

8

3100 - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

9

9524 - Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự.

Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nội thất

Quy trình thành lập công ty kinh doanh nội thất bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nội thất.

Trọn bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nội thất gồm có:

*
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nội thất

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KHĐT).

Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty nội thất.Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

Bước 4: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí đăng công bố: 100.000 đồng/lần.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh nội thất

*

1. Về loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp sau:

➤➤Tham khảo bài viết:Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

2. Về tên công ty kinh doanh nội thất

Có nhiều cách để đặt tên công ty nội thất như: Đặt tên theo phong thủy, đặt theo họ tên người sáng lập công ty, đặt tên theo ngành nghề kinh doanh, đặt tên theo địa danh… Tuy nhiên, tên của công ty kinh doanh nội thất cần đáp ứng một số điều kiện sau:

➤➤Tham khảo bài viết:Cách đặt tên công ty

3. Về địa chỉ trụ sở công ty kinh doanh nội thất

Địa điểm được chọn làm trụ sở chính của công ty kinh doanh nội thất và địa điểm diễn ra hoạt động buôn bán đồ nội thất (cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc showroom đồ nội thất) có thể khác nhau.

Trụ sở chính công ty kinh doanh nội thất phải đáp ứng các điều kiện sau:

Địa chỉ phải ở Việt Nam, được xác định rõ: Số nhà, ngõ, ngách, hẻm, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ: 1396 Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.Địa điểm được chọn để đăng ký trụ sở chính phải có chức năng kinh doanh thương mại (như tòa nhà văn phòng, nhà riêng có sổ đỏ…), không đặt trụ sở chính tại những nơi có chức năng để ở như căn hộ chung cư, nhà tập thể hoặc những nơi hạn chế kinh doanh.

*

4. Vốn điều lệ công ty kinh doanh nội thất

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệpkinh doanh nội thất. Do đó, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và điều kiện của doanh nghiệp.

Xem thêm: 10 mẫu ô tô sở hữu nội thất các loại xe ô tô tốt nhất 2023, nội thất ô tô là gì và bao gồm những bộ phận nào

➤➤Tham khảo bài viết:Vốn điều lệ là gì?

5. Về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Kinh doanh đồ nội thất không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (không yêu cầu về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy phép con…). Do đó, nếu ngoài các mã ngành nghề trong bảng trên, nếu doanh nghiệp đăng ký thêm ngành nghề có điều kiện khác thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành nghề đó.

➤➤Tham khảo bài viết: Quy định về ngành nghề kinh doanh

6. Về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ thể thành lập công ty kinh doanh nội thất có thể là cá nhân, tổ chức nhưng cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tổ chức có tư cách pháp nhân.Cá nhân từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty kinh doanh nội thất

Để công ty có thể đi vào hoạt động thuận lợi và đúng quy định pháp luật, sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty nội thất cần thực hiện ngay những việc sau:

Khắc con dấu pháp nhân.Làm biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.Mua chữ ký số điện tử.Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.Nộp tờ khai lệ phí môn bài.Mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục phát hành.Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.

➤➤Tham khảo bài viết:Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh nội thất của Quốc Việt

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Quốc Việt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí thành lập công ty.

Khởi nghiệp ngành nội thất, Bạn từng có cơ hội làm việc trong ngành nội thất, bạn từng học thiết kế nội thất, bạn từng có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh ngành nội thất, bạn quan tâm đến việc mở công ty nội thất cần có những mã ngành đăng ký kinh doanh nào .

Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất - 26 mã ngành đăng ký kinh doanh nên chọn khi Khởi Nghiệp ? Việc lựa chọn mã ngành kinh doanh khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh là khá quan trọng khi làm thủ tụcmở mới doanh nghiệp, Việc này chắc chắn bạn phải quan tâm để hiểu các ngành nghề mình sẽ có thể tham gia trong tương lai, cũng như đỡ phải đăng ký bổ sung và mất phí nhé.
Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất cần đăng ký mã ngành nào ? các mã ngành cần đăng ký khi mở công ty nội thất ? Công ty nội thất nên đăng ký các mã ngành nào? các mã ngành đầy đủ khi đăng ký kinh doanh ngành nội thất ? Sản xuất nội thất nên đăng ký mã ngành nào ? Mở cửa hàng kinh doanh nội thất nên đăng ký mã ngành nào ? Mở công ty kinh doanh nội thất văn phòng nên đăng ký mã ngành nào ? Kinh doanh nội thất có nên đăng ký bổ sung mã ngành vận tải ? Khởi nghiệp ngành nội thất nên đăng ký mã ngành thiết kế nào ? Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất nên đăng ký thêm các mã ngành dịch vụ nào ? Có nên bổ sung mã ngành lắp đặt hệ thống điện khi đăng ký kinh doanh ngành nội thất ? mã ngành thiết kế nội thất ? các mã ngành đăng ký kinh doanh nội thất nên biết ? danh sách các mã ngành cần biết khi đăng ký kinh doanh khởi nghiệpnội thất ? các mã ngành cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh nội thất,.. có khá nhiều câu hỏi các bạn quan tâm đến việc ngành nghề cần có cho khởi nghiệp ngành nội thất, cùng tìm hiểu nhé

*

Kinh nghiệm Khởi Nghiệp - mã ngành đăng ký kinh doanh ngành nội thất cần biết


Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất đang là xu hướng với tiềm năng khá lớn để các bạn trẻ cùng trải nghiệm và thử thách với ngành nghề đặc thù này, làm đẹp là 1 xu hướng, làm đẹp là điều tất yếu khi ngày nay, cái ăn chỉ là 1 phần trong cuộc sống, không gian sống, view, cảnh vật, bố trí,...xu hướng nâng caotinh thần, tạo cảm giác thoải mái nhất cũng là xu thế rất quan trọng.
Trong bài viết này, Nội thất Khởi Nghiệp sẽ cùng chia sẻ với các bạn 26 mã ngành đăng ký kinh doanh các bạn nên biết để khi mở công ty Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất được đầy đủ và thuận lợi hơn. Cùng Nội thất Khởi Nghiệp tham khảo nhé:

*

Khởi nghiệp kinh doanh ngành nội thất - sản xuất nội thất văn phòng chuyên nghiệp


+ Mã ngành có đầu số 46 x x => bạn hoạt động trong ngành nội thất với việc buôn bán đồ dùng, kim loại, vật liệu, ...
SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
14649Buôn bán đồ dùng khác cho gia đìnhBán bàn ghế tủ,..
24662Buôn bán kim loại và quặng kim loại (trừ mua bán vàng miếng)Bán chân sắt, kệ sắt, kệ inox,..
34663Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựngKinh doanh vật liệu, gạch,...
44669Buôn bán chuyên doanh khác chưa phân vào đâuCái này để dự phóng ngành đặc thù của bạn

+ Mã ngành có đầu số 47 x x => Bạn hoạt động trong ngành nội thất với các lĩnh vực như phụ kiện nội thất, trang trí, đồ nội thất thành phẩm,...
SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
14752Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng chuyên doanhMở cửa hàng bán sơn, kính, ngũ kim, vật liệu xây dựng,..
24753Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường, sàn, trong các cửa hàng chuyên doanhMở cửa hàng bán chăn drap gối nệm, cửa hàng giấy dán tường, sàn, thảm, màn rèm,...
34759Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế, đồ nội thất tương tự đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.Mở cửa hàng đồ điện, đèn,..Mở showroom nội thất giường tủ bàn ghếMở showroom bàn ghế tủ nội thất văn phòng

Theo Bạn thì bạn hoạt động trong ngành Nội thất - thiết kế nội thất - sản xuất nội thất - kinh doanh nội thất - thì bạn có cần bổ sung mã ngành vận tải hàng hoá ??? Theo bạn thì sao ?
Theo mình, bạn cũng nên đăng ký ngành này, vì cơ bản, trong tương lai sẽ phát sinh thêm vấn đề về ngành này mà bạn khách hàng sẽ yêu cầu bạn phải xuất hoá đơn Vận Chuyển sản phẩm của bạn cung cấp. Khi đó, nếu không có mã ngành này, bạn sẽ bị phạt khi bị kiểm tra.
SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
14933Vận tải hàng hoá bằng đường bộVận tải chở hàng hoá, chở hàng bạn cần giao khách, xuất hoá đơn vận tải,...
25224Bốc xếp hàng hoá(trừ bốc xếp hàng hoá cảng hàng không)Bốc dỡ hàng này để khi cần xuất hoá đơn bốc dỡ vẫn được nhé.

+ Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nội thất thì ngành thiết kế nội thất rất quan trọng
SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
17410Hoạt động thiết kế chuyên dùng(trừ thiết kế công trình xây dựng)Thiết kế nội thất, tư vấn thiết kế bàn ghế tủ,....dịch vụ thiết kế

SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
17110Hoạt động thiết kế kiến trúc và kỹ thuật liên quanThiết kế kiến trúc xây dựng

Ngoài các mã ngành trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số mã ngành bạn sẽ có thể liên quan trong tương lai nhé.
SttMã ngànhTên ngành nghềVí dụ
11610Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗCác mã ngành này nên chọn vì nếu hoạt động trong ngành, chắc chắn tương lai sẽ có lúc bạn sẽ cần đến, nên chọn sẵn luôn nhé
21621Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
31622Sản xuất đồ gỗ xây dựng
41623Sản xuất bao bì bằng gỗ
51629Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
63100Sản xuất giường tủ bàn ghếNgành này bạn Khởi Nghiệp sản xuất nội thất thì đương nhiên phải có nhé
73314Sửa chữa thiết bị điệnMã ngành này cần thiết khi DN bạn đủ lớn, có khả năng đảm nhận cả phần xây mới / cải tạo và thực hiện cả các hạng mục điện/mạng/thoại/ lạnh,... nhé - chắc chắn công ty sau 1 thời gian hoạt động sẽ cần ngành này để Phát triển mạnh hơn.
84299Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
94311Phá dỡ
104312Chuẩn bị mặt bằng
114321Lắp đặt hệ thống điện
124322Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
134330Hoàn thiện công trình xây dựngĐây là phần hoàn thiện khi các bạn tham gia cải tạo cả phần fitout nhé
148121Vệ sinh chung nhà cửa(trừ dịch vụ xông hơi khử trùng)
158129Vệ sinh công nghiệp và công trình chuyên biệt(trừ dịch vụ xông hơi khử trùng)

Trong quá trình Khởi Nghiệp, việc tìm hiểu, lựa chọn mã ngành để đăng ký kinh doanh cũng giúp bạn có thêm kiến thức và biết đâu là giới hạn của mã ngành mà mình có thể thực hiện việc xuất hoá đơn đầu ra sản phẩm, các hoá đơn dịch vụ kèm theo,... và thực hiện đúng quy định về Thuế, bạn nhé.
Khởi Nghiệp kinh doanh ngành nội thất - 26 mã ngành đăng ký kinh doanh nên chọn khi Khởi Nghiệp mà Nội thất Khởi Nghiệp liệt kê chi tiết trênlà các mã ngành cần thiết khi đăng ký kinh doanh ngành nội thất, cũng như các ngành có thể liên quan, giúp các bạn nắm rõ hơn về lĩnh vực hoạt động của mình và nếu ngành nghề hoạt động của bạn nhiều hơn thì tìm hiểu và bổ sung thêm cho đúng nhu cầu nhất, bạn nhé.
Ngoài các mã ngành khi đăng ký kinh doanh ngành nội thất, bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức Khởi Nghiệp ngành nội thất mà chúng tôi chia sẻ khá nhiều tại đây Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp
Chúc các bạn tìm được cách Khởi nghiệp thuận lợi với các bài học kinh nghiệm thực tế khi khởi nghiệp để cùng chia sẻ cho các bạn trẻ trên hành trình khởi nghiệp - kiến tạo tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *